Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 41: Phenyl axetat được sử dụng làm dung môi và chất trung gian trong tổng hợp hữu cơ. Công thức cấu tạo của phenyl axetat là
A. CH3COOC6H5. B. C6H5COOCH3. C. HCOOC6H5. D. C6H5COOC2H5.
Câu 42: M là kim loại nặng, là chất lỏng dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, rất độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Kim loại M được sử dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…Kim loại M là
A. Al. B. Hg. C. Na. D. Cu.
Câu 43: Cho các ion kim loại: Na+, Cu2+, Mg2+, Zn2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Na+. B. Cu2+. C. Mg2+. D. Zn2+.
Câu 44: Thủy phân hoàn toàn metyl fomat (HCOOCH3) trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm là
A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COONa và CH3OH.
C. CH3COOH và CH3OH. D. HCOONa và CH3OH.
Câu 45: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. CH3CH2NH2. B. (CH3)2CHNH2. C. CH3NHC2H5. D. (C6H5)3N.
Câu 46: Hợp chất tetrapeptit gly – phe – val – ala có số gốc α – amino axit là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 47: Hợp chất nào sau đây là monosaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 48: Polime Y là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả,…Tên gọi của Y là
A. cao su buna. B. poli (metyl metacrylat).
C. poli (vinyl clorua). D. poli acrilonitrin.
Câu 49: Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. Tinh bột. B. Etyl axetat. C. Etanol. D. saccarozơ.
Câu 50: Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng CO khử MgO ở nhiệt độ cao. B. Dùng K khử MgCl2 trong dung dịch.
C. Điện phân nóng chảy MgCl2. D. Điện phân dung dịch MgCl2.
Câu 51: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl loãng?
A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Au.
Câu 52: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al. B. Cu. C. Zn. D. Ag.
Câu 53: Triolein là một chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Số nguyên tử oxi trong một phân tử triolein bằng
A. 4. B. 6. C. 8. D. 2.
Câu 54: Chất nào sau đây tham gia phản ứng màu biure?
A. Gly – ala – ala. B. Gly – ala. C. Tinh bột. D. Tristearin.
Câu 55: Chất nào sau đây có phản ứng trùng ngưng tạo thành polime?
A. CH3 – CH = CH2. B. CH3COOC2H5.
C. CH2 = CH – Cl. D. NH2 – [CH2]5 – COOH.
Câu 56: Chất nào sau đây là polime tổng hợp?
A. Tơ nilon – 6,6. B. Xenlulozơ. C. amilozo. D. Tơ visco.
Câu 57: Cho 11,1 gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và HCOOC2H5 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 8%. Giá trị của m là
A. 120. B. 75. C. 80. D. 150.
Câu 58: Số đipeptit tối đa (chứa hai gốc α – amino axit khác nhau) được tạo ra từ hỗn hợp alanin và glixin là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch mạng không gian?
A. Amilopectin. B. Cao su lưu hóa. C. Polietilen. D. Tơ nilon – 6,6.
Câu 60: Cho 0,03 mol anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là
A. 3,885 gam. B. 1,943 gam. C. 2,445 gam. D. 3,855 gam.
Câu 61: Hòa tan hết 1,44 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 0,672. C. 0,896. D. 2,016.
Câu 62: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử (từ trái qua phải)?
A. K, Na, Al, Zn, Cu. B. Cu, Zn, Al, Na, K.
C. K, Al, Na, Zn, Cu. D. Al, Cu, K, Zn, Na.
Câu 63: Hỗn hợp X gồm: MgO, Fe3O4, ZnO và CuO. Cho luồng khí CO dư qua X nung nóng, số oxit bị khử là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 64: Cho cấu hình electron của các nguyên tử như sau: X: 1s22s22p5; Y: 1s22s22p63s1; Z: 1s22s22p63s23p3; T: 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tử kim loại là
A. X và Y. B. Y và T. C. Z và T. D. Z và Y.
Câu 65: Phản ứng với chất nào sau đây dùng chứng minh phân tử glucozơ có chứa nhóm chức andehit (CHO)?
A. Quì tím. B. Dung dịch NaOH.
C. AgNO3/NH3, đun nóng và nước Br2. D. Cu(OH)2/NaOH, ở nhiệt độ thường.
Câu 66: Thí nghiệm nào sau đây thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư. B. Điện phân dung dịch AlCl3.
C. Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3 dư. D. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3.
Câu 67: Cho các chất: saccarozơ, xenlulozơ, glucozơ, tristearin, etyl fomat. Số chất đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 68: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo;
(b) Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol;
(c) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước;
(d) Dầu thực vật và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 69: Hoà tan hỗn hợp gồm ba kim loại Zn, Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần chất rắn không tan là Cu. Chất tan có trong dung dịch X là
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)3và Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
Câu 70: Cho 5,6 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 9,6. C. 12,8. D. 19,2.
Câu 71: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol etyl axetat (CH3COOC2H5) thu được x mol khí CO2. Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,20. D. 0,15.
Câu 72: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N. B. C3H7N. C. C3H9N. D. CH5N.
Câu 73: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 74: Có các phát biểu sau:
(a) Axit aminoaxetic (glyxin) và axit glutamic đều làm đổi màu quì tím ẩm;
(b) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh;
(c) Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp;
(d) Dung dịch protein có phản ứng màu biure;
(e) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 75: Đốt cháy hoàn toàn m gam saccarozơ cần dùng vừa đủ 1,2 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ trên rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3trong NH3 đun nóng, sau phản ứng thu được a gam kết tủa Ag. Giá trị của a là
A. 21,6. B. 16,2. C. 43,2. D. 10,8.
Câu 76: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 14,40. B. 11,25 C. 22,50. D. 45,00.
Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX< MY< MZ< 180) cần vừa đủ 1,175 mol O2, thu được 26,88 lít khí CO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho 32,3 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y gần nhất là
A. 7,6%. B. 6,1%. C. 6,8%. D. 5,1%.
Câu 78: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,09. B. 0,08. C. 0,07. D. 0,06.
Câu 79: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (quá trình đun, có cho vào hỗn hợp vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở bước 1, không thể thay mỡ lợn bằng dầu thực vật.
B. Mục đích chính của việc cho dung dịch NaCl vào hỗn hợp để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
D. Mục đích chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp để làm xúc tác phản ứng.
Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,7. B. 57,4. C. 10,8 D. 68,2.
———– HẾT ———-
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!