Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 1: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng:
A. số electron hóa trị B. số electron.
C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. số lớp electron.
Câu 2: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
A. 18, 8, 8. B. 16, 8, 8. C. 18, 8, 10. D. 18, 10, 8.
Câu 3: Phân tử nào dưới đây “không tuân theo” quy tắc octet?
A. NH3. B. CH4. C. H2S. D. PCl5.
Câu 4: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
A. Số nơtron. B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số khối. D. Số electron hóa trị.
Câu 5: Khuynh hướng nào dưới đây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học:
A. Chia tách electron. B. Cho nhận electron.
C. Dùng chung electron tự do. D. Góp chung electron.
Câu 6: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là :
A. N, O. B. N, S. C. P, O. D. P, S.
Câu 7: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron trên phân lớp p của nguyên tử này là:
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 8: Vì sao các nguyên tử (không xét các nguyên tử khí hiếm) lại thường có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
B. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
C. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được được cấu hình bền vững ở lớp ngoài cùng.
D. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
Câu 9: Trong các hydoxide của các nguyên tố chu kì 3, hydroxide có tính axit mạnh nhất là
A. H2SO4. B. HClO4. C. H2SiO3. D. H3PO4.
Câu 10: Nguyên tử có :
A. 13p, 13e, 14n. B. 13p, 14e, 14n. C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n.
Câu 11: Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 12: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s3. D. 1s22s22p6.
Câu 13: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 18 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8. D. 8 và 18.
Câu 14: Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng?
A. Độ âm điện tăng dần. B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
C. Tính kim loại giảm dần. D. Tính phi kim giảm dần.
Câu 15: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
A. số lớp electron như nhau.
B. số electron như nhau.
C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
D. cùng số electron s hay p.
Câu 16: Theo quy tắc octet thì nguyên tử có xu hướng đạt cấu trúc bền giống như:
A. Nguyên tử halogen gần kề. B. Nguyên tử khí hiếm gần kề.
C. Kim loại kiềm gần kề. D. Kim loại kiềm thổ gần kề.
Câu 17: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Clo có 17 electron là?
A. 19+ B. 20+ C. 17+ D. 18+
Câu 18: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. Cộng hoá trị không cực. B. Hydrogen.
C. Cộng hoá trị có cực. D. Ion.
Câu 19: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. B. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
C. XY, liên kết ion. D. X2Y, liên kết ion.
Câu 20: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây?
A. Số khối của hạt nhân. B. Tên nguyên tố.
C. Kí hiệu nguyên tố. D. Số hiệu nguyên tử.
Câu 21: Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron
A. Độc thân. B. Ở phân lớp ngoài cùng.
C. Ở obitan ngoài cùng. D. Tham gia tạo liên kết hóa học.
Câu 22: Mendeleev sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn dựa theo quy luật về
A. số hiệu nguyên tử. B. khối lượng nguyên tử.
C. số khối. D. cấu hình electron.
Câu 23: Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là?
A. chu kì 3, nhóm IVA B. chu kì 1, nhóm VIIA
C. chu kì 2, nhóm VIIIA D. chu kì 4, nhóm VIA
Câu 24: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp N. B. lớp L. C. lớp M. D. lớp K.
Câu 25: Trong các hợp chất, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất mỗi nguyên tử magnesium (Z = 12) đã:
A. Nhường đi 2 B. Nhận vào 1 e.
C. Nhường đi 3 e. D. Nhận vào 2 e.
E.
Câu 26: Dãy chất nào sau đây phân tử có chứa liên kết ion?
A. NaCl, H2O, KCl, CsF. B. KF, NaCl, NH3, HCl.
C. NaCl, KCl, KF, CsF. D. CH4, SO2, NaCl, KF.
Câu 27: Tính số e và p trong ion +:
A. 11 e, 12 p. B. 10 e, 10 p. C. 10 e, 11 p. D. 11 e, 11 p.
Câu 28: Cặp nguyên tử nào dưới đây liên kết với nhau tạo hợp chất cộng hoá trị?
A. H và He. B. Na và F. C. Li và F. D. H và Cl.
Câu 29: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thàng một cột.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
D. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Oxygen (Z = 8). B. Sulfur (Z = 16).
C. Hydrogen (Z = 1). D. Chlorine (Z = 17).
Câu 31: Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử 39X có đặc điểm:
(a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.
(b) Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 20.
(c) X là nguyên tố kim loại mạnh.
(d) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
(e) X là nguyên tố mở đầu của chu kì 4.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 32: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là :
A. 63,45. B. 63,54. C. 64,46. D. 64,64.
Câu 33: Tổng số proton, electron, nơtron trong hai nguyên tử A và B là 142, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là:
A. 17 và 19. B. 20 và 26. C. 43 và 49. D. 40 và 52.
Câu 34: Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
B. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
C. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
D. Giữa các phi kim với nhau.
Câu 35: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn?
A. N2 B. O2 C. F2 D. CO2.
———————————————–
———– HẾT ———-
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!